Bệnh truyền nhiễm và phòng chống lây nhiễm trong phun xăm
Nghề Spa, phun xăm thẩm mỹ nói chung được đánh giá khá đơn giản, hầu như chúng ta chỉ quan tâm đến vấn đề kỹ thuật và kết quả làm đẹp mang lại nhưng thường lơ là một yếu tố quan trọng: sự an toàn và phòng chống lây nhiễm chéo trong quá trình làm đẹp.
Tại Timona Academy thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về Bệnh Truyền Nhiễm và Phòng Chống Lây Nhiễm để học viên trang bị, xử lý các rủi ro trong quá trình làm nghề phun xăm.
Thực tế, có rất nhiều nguy cơ đáng lo ngại đến từ chính khách hàng và chuyên viên thực hiện: nguy cơ nhiễm trùng, dị ứng, biến chứng, nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội. Cụ thể khi phun môi sẽ có những ảnh hưởng về tinh thần như sưng đau, nhiễm trùng, hình dáng môi cũng như màu phun không được như ý, còn có thêm những nguy hiểm liên quan đến sức khỏe bản thân. Và có các căn bệnh nguy hiểm dễ lây truyền chủ yếu như: Herpes, viêm gan B,C,D, HIV/AIDS… Chưa kể 2020 vừa qua còn có thêm bệnh Covid – 19 với tốc độ lây lan chỉ qua những tiếp xúc cơ bản. Vậy chúng ta phải làm gì để ngăn chặn những nguy cơ nguy hại đó?
Trước khi đưa ra những giải pháp cụ thể, bạn cần xác định đúng nguyên nhân và hình thức lây truyền các mầm bệnh trong phun xăm. Tác nhân là vật tiếp xúc trực tiếp với chúng ta, như đầu kim và mực phun lên môi. Nếu ở các Spa nhỏ, lẻ không uy tính chỉ sử dụng một mũi kim cho nhiều người hoặc khử trùng không sạch thì nguyên nhân lây nguồn bệnh chéo là rất cao.
Việc chúng ta cần làm để ngăn ngừa các nguy cơ lây nhiễm chéo là:
- Thay đầu kim riêng cho từng khách hàng
- Đổi từng lọ mực mới cho từng khách hàng
- Vệ sinh, khử khuẩn dụng cụ, trang thiết bị thật kỹ (tháo lắp, ngâm từng dụng cụ trong dung dịch sát khuẩn ít nhất từ 10-15 phút)
Mong rằng những thông tin của Timona Academy, sẽ giúp các học viên vững vàng và tự tin xử lý được mọi tình huống. Cũng như cung cấp các thông tin đến quý khách hàng an tâm và chuẩn bị đầy đủ tinh thần cho quá trình làm đẹp của mình.
Theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016, các cơ sở đăng ký dịch vụ liên quan đến hoạt động phun, xăm, thêu trên da nhân sự ngoài chứng nhận, chứng chỉ hành nghề phun, xăm, thêu trên da còn phải có giấy chứng nhận đã được tập huấn về phòng, chống lây nhiễm các bệnh qua đường máu, dịch sinh học. Người làm nghề phun xăm phải được tập huấn và có giấy chứng nhận tương tự, giấy phép chứng chỉ nghề của Sở Lao động Thương binh và Xã hội cấp ngành phun xăm thẩm mỹ. Tại khóa tập huấn, học viên Timona đã được chuyên gia cung cấp kiến thức về bệnh truyền nhiễm, các biện pháp, tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn lây nhiễm trong kỹ thuật làm đẹp… |
Bài Viết Liên Quan
Công ty Taza Group Tổ chức Thành Công Sự Kiện Chào Mừng Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10
TALK SHOW: NỖI ĐAU CHỦ SPA 6.0 - DIỄN ĐÀN ĐÁNG CHÚ Ý CHO CÁC CHỦ SPA